Từ góc nhìn tổng thể, có thể thấy công trình là một “mảnh ghép” trong một mối quan hệ hữu cơ với những thành phần khác của công viên, khu phức hợp ăn uống, giải trí… đan xen, phối kết, hài hòa cùng nhau. Điều này thể hiện hiệu quả ý tưởng chung của chủ đầu tư: hướng đến cuộc sống xanh sạch, bền vững hơn cho cư dân. Công trình vì vậy không “nổi lên” trong khu vực riêng biệt của mình, không “làm đẹp”cho riêng mình, mà nhẹ nhàng đan cài, gìn giữ tương quan chặt chẽ với quy hoạch, hạ tầng, cảnh quan, rồi mới đến những sắp xếp kiến tạo bên trong.

Góc nhìn cận cảnh hơn đã khẳng định hướng đi tái chế để bền vững đã đem lại hiệu quả ra sao. Qua việc sử dụng các vật liệu tái chế và các không gian dịch vụ mang tính giáo dục-giải trí, nhà hàng như lát cắt thú vị dẫn dắt bước chân khám phá. Một mảnh vườn tự trồng tự ăn… Một sân chơi có mái uốn lượn kích thích trí tò mò, khám phá, trải nghiệm… Và cũng là một điểm dừng chân để thưởng thức ẩm thực và cảm nhận về môi trường thông qua chất liệu, ánh sáng, mảng khối. Tái chế trong xử lý không gian đã không bó hẹp ở cách dùng vật liệu, mà ở chừng mực nào đó, đã xác lập quan điểm 3R rõ ràng, cụ thể là Reduce, Reuse và Recycle để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. 

Những không gian gợi mở không gò bó. Những góc ngồi thư thả, mộc mạc. Những chất liệu gần gũi mà vẫn mới lạ qua cách “kể chuyện” có lớp lang, khúc chiết, giản dị. Tất cả có thể tìm thấy nơi đây, một ví dụ thú vị về mô hình kinh doanh kết hợp giải pháp kiến trúc hợp lý để hướng đến cộng đồng trong khu đô thị mới tràn đầy màu xanh cây cỏ…

Áp dụng chu trình sản xuất thực phẩm sinh thái, nhà hàng khai thác chính các thực phẩm hữu cơ trồng được tại vườn rau hay tái chế váng phô mai để pha chế thành đồ uống. Ý tưởng này còn được mở rộng và áp dụng vào không gian nhà hàng với việc sử dụng các vật liệu không sử dụng từ hoạt động của nhà hàng làm vật liệu trang trí nội thất. Ví dụ, sử dụng nhựa tái chế làm băng ghế và tủ; vỏ chai bia khi dùng hết làm họa tiết trên sàn hoàn thiện; gạch tái chế ốp tường; thép tái chế làm tay vịn; gỗ tái chế chịu bền từ gỗ thuyền làm cửa, bàn; khối bê tông để thử nghiệm nền móng được tái sử dụng làm lối đi trong khu vườn bên trong…

Phân ủ cho vườn cây lấy từ thực phẩm thừa của nhà hàng, rác thải được thu gom riêng biệt, sử dụng phân hữu cơ và các vườn cây bên ngoài là những sáng kiến ​​mang tính bền vững, giảm thiểu tác động môi trường. Vòng tuần hoàn sinh thái của nhà hàng còn mang tính giới thiệu, trải nghiệm và giáo dục cho khách về các hoạt động bền vững song hành với tận hưởng được các khoảng cây cối thiên nhiên.

Địa điểm công trình: Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Thiết kế: Takashi Niwa Architects

0120

Tổng thể ngát xanh và gắn kết chặt chẽ

0178

Băng qua hồ nuôi các loại cá ăn được, thực khách được chào đón bằng một khung cảnh tự nhiên không ngăn cách

0202

 Những chất liệu thô mộc được tái chế làm nên diện mạo mới cho nội ngoại thất công trình

0260

Khoảng không gian giếng trời lớn lấy sáng tự nhiên và thay đổi theo các thời gian khác nhau trong ngày

0316

Hệ sinh thái xanh và lõi thông thoáng được bố trí đan xen ở khu vườn bên trong nhà hàng

0390

Không gian bao quanh bởi các vườn cây ăn quả (như chuối, khế, xoài, bưởi…) vừa tạo bóng mát, giúp thực khách thêm giao thoa với thiên nhiên lại vừa cho quả ăn

Bài: SONG NGUYÊN 

Ảnh: Hiroyuki Oki

Theo Tạp Chí Kiến Trúc Nhà Đẹp Chuyên mục Điểm đến Tháng 5.2023

Bài viết liên quan

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ LÝ THUYẾT THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA TRONG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC

Kiến trúc đầu thế kỷ 21 đang chuyển mình mạnh mẽ theo phương châm “Quốc tế hóa kiến trúc bản địa và bản địa hóa kiến trúc quốc tế” được khẳng định tại Đại hội UIA (Bắc Kinh, 1999). Trước thời đại 4.0, thế giới lại quay về khám phá những kiến trúc mang đậm dấu ấn của tính bản địa/bản sắc địa phương, khẳng định vai trò của xu thế bản địa hóa. Bài báo đề cập đến các cơ sở lý thuyết trong kiến trúc và quy hoạch đối với sự thích ứng bản địa, tập trung ở các khía cạnh đặc trưng như điều kiện tự nhiên, môi trường, cảnh quan tự nhiên, con người, kinh tế và văn hóa xã hội.

AN CƯỜNG GIỚI THIỆU BỘ SƯU TẬP 9 MÀU SÀN XƯƠNG CÁ - ĐA DẠNG & HIỆN ĐẠI

Nhằm đa dạng hoá sản phẩm và có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng, An Cường vừa cho ra mắt bộ sưu tập 9 màu ván sàn xương cá theo gạch gỗ với các trend mới nhất.

DECATHLON – MANG TINH THẦN THỂ THAO VÀO THIẾT KẾ VĂN PHÒNG

Decathlon là chuỗi bán lẻ trang thiết bị thể thao hàng đầu tại châu Âu với bề dày hoạt động hơn 40 năm.

VIỆT NAM LẦN ĐẦU TIÊN TỔ CHỨC TRIỂN LÃM EXPO KIẾN TRÚC

Triển lãm EXPO Kiến trúc (EXPO Kiến trúc) lần đầu tiên do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Hội Kiến trúc sư Việt Nam, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 08-10/9/2023 tại Phú Quốc – Kiên Giang.

XU HƯỚNG THIẾT KẾ VĂN PHÒNG MỞ NỔI BẬT TRONG NĂM 2023

Thiết kế văn phòng không gian mở hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có ý định áp dụng cho môi trường làm việc. Vậy văn phòng mở là gì? Ưu điểm và cách bố trí ra sao?

PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT Y2K - XU HƯỚNG MỚI CỦA GIỚI TRẺ

Nhiều người bài trí không gian với cảm hứng từ thập niên 2000. Phong cách nội thất này có thể tạo ra vitamin hạnh phúc cho gia chủ, theo chuyên gia.

LỢI ÍCH CỦA LÀM VIỆC TỪ XA VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VĂN PHÒNG PHÙ HỢP

Remote working hay còn được gọi là làm việc từ xa được biết đến là phong cách làm việc linh hoạt, có thể làm việc bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

BENUAR BY THE TOY MOSCOW – NGHỆ THUẬN CỔ ĐIỂN VỚI CÁC YẾU TỐ POP ART

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) – Nhà hàng mới của Alexander Vorobyov đã khai trương tại VLADIVOSTOK Grand Hotel & SPA trên Kè Korabelnaya của Vladivostok. BENUAR được hình thành như một phần mở rộng của dự án The Toy Moscow. Không gian ăn uống sang trọng ban ngày đang biến thành nhà hàng với chương trình biểu diễn vào ban đêm.

VĂN PHONG XANH ĐANG LÀ XU HƯỚNG THIẾT KẾ VĂN PHÒNG HIỆN ĐẠI

Văn phòng xanh ngày nay đang là xu hướng mới trong thiết kế văn phòng để mang tới một không gian làm việc thư thái, thoải mái và tràn đầy năng lượng cho các nhân viên. Vậy văn phòng xanh là gì ? Tiêu chí thiết kế như thế nào ? Hãy tìm hiểu nhé !