EXPO Kiến trúc 2023 có chủ đề: Kiến trúc – Tạo lập không gian bền vững cho cộng đồng – là triển lãm chuyên ngành duy nhất tại Việt Nam giới thiệu những thành tựu về kiến trúc của quốc gia trong thời gian qua. Sự kiện cũng sẽ là diễn đàn khoa học chuyên sâu về kiến trúc Việt Nam và Thế giới (Architecture Forum), hội tụ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc – Quy hoạch và các chuyên ngành khác liên quan.

Bên cạnh đó cũng thảo luận về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới, tạo nên đặc trưng của kiến trúc Việt Nam; quảng bá kiến trúc Việt Nam ra thế giới.

Đây cũng là sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường đại học… trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong nước và thế giới về thiết kế kiến trúc, phát triển nghề nghiệp, quản lý nhà nước trong lĩnh vực Ngành. Các hoạt động của EXPO Kiến trúc cũng nhằm nâng tầm, đổi mới công tác truyền thông, giáo dục với mụch đích nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của: Định hướng và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững. Xây dựng hình ảnh kiến trúc Việt Nam hòa nhập với kiến trúc khu vực và thế giới.

Sự kiện sẽ có các hoạt động: Tham quan thực tế dự án tại Kiên Giang tiêu biểu áp dụng công trình kiến trúc xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường; 01 phiên khai mạc toàn thể; 02 hội thảo chuyên đề: Hội thảo chuyên đề 01 có chủ đề “Phát triển kiến trúc bền vững – thích ứng biến đổi khí hậu”; Hội thảo chuyên đề 02 có chủ đề “Vai trò của vật liệu, công nghệ trong tạo lập không gian sống” và 01 triển lãm kiến trúc song song.

Phiên khai mạc toàn thể và tọa đàm với chủ để “Kiến trúc – tạo lập không gian bền vững cho cộng đồng” sẽ có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan và các địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội và doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng. Tại phiên họp này, các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ tham gia tọa đàm thảo luận, góp ý đối với khung chính sách nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kiến trúc bền vững, đáp ứng yêu cầu biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và thiên tai. Đồng thời đề xuất, kiến nghị về mô hình thúc đẩy xã hội hóa huy động nguồn lực phát triển kiến trúc Việt Nam, nâng cao chất lượng thiết kế, bảo đảm phát triển bền vững; tạo cơ chế thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, mô hình mới về công trình xanh tại Việt Nam.

Các hội thảo sẽ tập trung giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong khai thác, quản lý quy hoạch – kiến trúc, quản lý xây dựng và phát triển đô thị nông thôn; các giải pháp kiến trúc hiện đại được các nước tiên tiến áp dụng thành công cho vấn đề nhà ở và bảo tồn di sản, cũng như những giải pháp chống chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu để có định hướng quy hoạch phát triển bền vững.

Triển lãm kiến trúc gồm 02 Pavilion và 20 gian hàng theo hình thức pano, mô hình, trưng bày sản phẩm…giới thiệu các thành tựu khoa học công nghệ có tính ứng dụng và nghệ thuật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kiến trúc; thiết kế kiến trúc nhà ở, công trình công cộng, bảo tồn di sản và các công trình kiến trúc có giá trị; quy hoạch đô thị nông thôn, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan và công nghệ xây dựng hiện đại.

Luật Kiến trúc được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 13/6/2019. Ngày 19/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ngay sau đó, tại Quyết định số 1120/QĐ-BXD ngày 08/10/2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch triển khai Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050, theo đó giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn xây dựng Đề án thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn lực quốc tế thực hiện kế hoạch, nâng cao chất lượng thiết kế, đảm bảo phát triển bền vững.
EXPO Kiến trúc 2023 được tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đề án, với mục tiêu quảng bá hình ảnh, triển lãm về kiến trúc Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Kiến Trúc

Bài viết liên quan

AN CƯỜNG GIỚI THIỆU BỘ SƯU TẬP 9 MÀU SÀN XƯƠNG CÁ - ĐA DẠNG & HIỆN ĐẠI

Nhằm đa dạng hoá sản phẩm và có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng, An Cường vừa cho ra mắt bộ sưu tập 9 màu ván sàn xương cá theo gạch gỗ với các trend mới nhất.

TÁI CHẾ ĐỂ BỀN VỮNG

Công trình nhà hàng này đã xác lập quan điểm 3R rõ ràng trong thiết kế, xây dựng và sử dụng, đó là Reduce, Reuse, Recycle để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. cùng TMA tìm hiểu phía dưới nhé!

KTS THIÊN DƯƠNG: KIẾN TRÚC BIOPHILIC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

Kiến trúc xanh đang ngày càng thịnh hành, khởi nguồn từ nhu cầu sống xanh gia tăng mạnh trên toàn cầu khi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tạo áp lực lớn lên xã hội hiện đại.

PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT Y2K - XU HƯỚNG MỚI CỦA GIỚI TRẺ

Nhiều người bài trí không gian với cảm hứng từ thập niên 2000. Phong cách nội thất này có thể tạo ra vitamin hạnh phúc cho gia chủ, theo chuyên gia.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ LÝ THUYẾT THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA TRONG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC

Kiến trúc đầu thế kỷ 21 đang chuyển mình mạnh mẽ theo phương châm “Quốc tế hóa kiến trúc bản địa và bản địa hóa kiến trúc quốc tế” được khẳng định tại Đại hội UIA (Bắc Kinh, 1999). Trước thời đại 4.0, thế giới lại quay về khám phá những kiến trúc mang đậm dấu ấn của tính bản địa/bản sắc địa phương, khẳng định vai trò của xu thế bản địa hóa. Bài báo đề cập đến các cơ sở lý thuyết trong kiến trúc và quy hoạch đối với sự thích ứng bản địa, tập trung ở các khía cạnh đặc trưng như điều kiện tự nhiên, môi trường, cảnh quan tự nhiên, con người, kinh tế và văn hóa xã hội.

NET-ZERO - GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI CARBON DO NGÀNH XÂY DỰNG, THI CÔNG & SẢN XUẤT TẠO RA

Ngày nay các kiến trúc sư và nhà thiết kế hướng tới những vật liệu và giải pháp mới, kiến trúc bền vững góp phần giảm lượng khí thải carbon do ngành công nghiệp xây dựng tạo ra.

THIẾT KẾ NỘI THẤT SẼ KHÁC BIỆT TRONG NĂM 2023

Năm mới bắt đầu, tạp chí kiến trúc Dezeen đã phỏng vấn 12 nhà thiết kế nội thất và kiến ​​trúc sư để xem những dự đoán của họ về xu hướng thiết kế nội thất sẽ thống trị vào năm 2023.

DECATHLON – MANG TINH THẦN THỂ THAO VÀO THIẾT KẾ VĂN PHÒNG

Decathlon là chuỗi bán lẻ trang thiết bị thể thao hàng đầu tại châu Âu với bề dày hoạt động hơn 40 năm.

KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2022 - 2023

Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã công bố Kết quả Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 (2022 – 2023), với 5 giải Vàng, 18 giải Bạc, 34 giải Đồng và 1 giải thưởng cho tác phẩm được cộng đồng yêu thích và bình chọn nhiều nhất.